- Sản phẩm
- Ẩm Thực
- Vật dụng thường ngày
- Món Ăn Đặc Sản An Giang
- THÔNG TIN SẢN PHẨM
Mảnh đất An Giang tuy dẫu chẳng thể sánh bằng với những thắng cảnh nổi tiếng “đẹp như tiên cảnh” trên bản đồ du lịch Việt như bao nơi khác, thế nhưng miền đất này vẫn đủ sức cuốn hút và mê hoặc những người lữ khách phương xa bởi chính vẻ đẹp bình dị, an yên của riêng nó. Có dịp du lịch An Giang, bạn sẽ khám phá ra rằng An Giang không chỉ có thiên nhiên thơ mộng mà còn có những món ăn đậm đà dân dã đến nao lòng.
Các bạn hãy cùng mình điểm qua danh sách các món ăn đã làm nên tên tuổi của nền ẩm thực riêng biệt nơi đây nhé!!
---------1.MẮM CHÂU ĐỐC
Một khi đã đến thăm An Giang, bạn nhất định phải thử qua mắm Châu Đốc và đây cũng là một trong những món ăn đặc sản có thể mang về làm quà. Mắm Châu Đốc có nhiều loại nhưng nổi bật nhất vẫn là mắm cá linh, cá sặc, cá lóc và cá trèn. Đến bây giờ, mắm vẫn giữ được phương pháp chế biến truyền thống của người xưa: cá phải được rửa bằng nước sông thì mới đảm bảo được độ ngon, khi chao nhớ phải thêm chút đường thốt nốt thì mới thật sự đúng vị của mắm Châu Đốc “danh bất hư truyền”.
-----------2. CHÁO BÒ TRI TÔN
Du lịch Miền Tây chắc du khách đã quen với cháo cá lóc. Nhưng tại An Giang lại có một cháo rất mới lạ đó là cháo bò Tri Tôn. Tri Tôn nổi tiếng là huyện nuôi bò nhiều nhất ở An Giang. Thịt bò ở đây chất lượng, khi chế biến món ăn lại càng thơm ngon. Cháo bò chính là được nấu từ chính thịt bò Tri Tôn.
Ăn kèm với cháo bò Tri còn có rất nhiều những nguyên liệu khác như giá sống, rau thơm, mắm gừng, lòng bò. Người ta cũng dùng quả trúc Thất Sơn thấy cho chanh nên nước có vị chua chua thanh thanh hơn.
-------------3. BÚN CÁ
Không khó để bắt gặp những hàng bún cá ở thành phố Châu Đốc. Từ những quán vỉa hè di động trên những chiếc xe đẩy cho tới những hàng quán trông quy mô hơn, với những cửa hàng nằm trên mặt tiền các con phố trung tâm.
Món bún cá Châu Đốc đã hấp dẫn nhiều người bởi hương vị đậm đà của nước lèo được nấu bằng ngải bún và nghệ tươi,thêm miếng thịt cá lóc vừa ngọt vừa chắc nịch, khi ăn kèm với rau đặc biệt là bông điên điển, giúp hương vị của món ăn tăng thêm phần thơm ngon, khiến ai nấy ăn một lần là nhớ cả đời. Một buổi sáng cuối tuần không bị cuốn theo nhịp độ bộn bề của cuộc sống, thưởng thức một tô bún cá và ngắm nhìn dòng sông Hậu chầm chậm trôi, ấp ủ hương phù sa cho mùa nước lũ chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất ở mảnh đất vùng biên viễn phía Nam Tổ quốc này.
---------------4. BÒ BẢY MÓN NÚI SAM
Thịt bò tươi được chế biến bằng những nguyên liệu giản dị như sả, sa tế, rau răm, hành, ngò,… đã tạo nên những món ăn đặc sắc cho thực khách. Bò tại đây được mua tại chuồng chăn nuôi nên thịt đảm bảo độ tươi ngon, không có chất hóa học giữ thịt.
Các món ăn phổ biến từ bò nhất tại đây là bò nướng sa tế, bò nướng chao, gân bò, lòng bò nướng sa tế, lẩu bò,… tất cả đều có mùi vị riêng, độc đáo. Để chế biến ra các món bò ngon, người dân thường sử dụng thịt bò tơ (loại bò vừa lớn, chưa trưởng thành) để thịt được độ mềm, dai ngon nhất.
---------------5. CƠM TẤM LONG XUYÊN
Du lịch đến thành phố Long Xuyên, An Giang nhất định phải ăn thử cơm tấm ở đây. Nếu mọi người đã quen đĩa cơm tấm với miếng sườn to hay những lát dưa leo, cà chua to thì cơm tấm Long Xuyên lại hoàn toàn khác. Cơm tấm ở đây bao gồm nhiều bì dai dai, thịt nướng được xắt nhỏ và trứng chiên béo cùng với đĩa dưa món chua ngọt hấp dẫn. Thịt nướng ở đây được nướng bằng mật ong nên thịt khá mềm và thấm vị. Điều đặc biệt là nước mắm ở đây pha rất ngon, không quá mặn, ngọt ngọt vừa phải, không hăng vị tỏi. Cơm rất ngon, hạt cơm tấm không quá to cũng không quá nhuyễn.
Cơm ở Long Xuyên có vị rất ngon, hài hòa giữa các nguyên liệu với nhau mà không nơi nào có được. Đó là sự kết hợp của cái dẻo của cơm, cái ngọt ngon của thịt nướng, cái bùi của hột vịt kho, cái giòn của bì, 1 chút xíu chua dịu dàng của dưa chua và cái mặn ngọt của nước mắm.
----------------6. GÀ ĐỐT LÁ CHÚC Ô THUM
Món gà đốt lá chúc Ô Thum có nguồn gốc từ Campuchia, du nhập vào vùng Bảy Núi An Giang từ lâu, trở thành món đặc sản vang danh khắp chốn. Hương vị thơm ngon đặc trưng từ lá chúc ( lá chanh Thái ) của món gà này khiến thực khách phải vấn vương và không đâu có thể tạo nên một hương vị đặc trưng đến vậy. Con gà đốt được dọn ra có màu vàng đẹp mắt, người ta thường rắc một ít lá chúc thái sợi lên trên, ăn kèm rau sống, dưa leo, chấm nhiều loại nước chấm như: muối tiêu chanh, muối ớt chanh Thái, nước chấm lá chúc. Trong đó, nước chấm lá chúc lạ miệng nhất, có mùi thơm nồng, mặn mà, chấm một lượng vừa phải.
----------------7. XÔI PHỒNG CHỢ MỚI
An Giang, được biết đến là vùng đất có món xôi phồng khá lạ và độc đáo. Món xôi phồng Chợ Mới được làm từ nguyên liệu chính là xôi nếp và đậu xanh. Nếu kết hợp nếp Chợ Mới với đậu xanh trồng trên đất rẫy, tưới nước ngọt sẽ tạo nên món xôi dẻo thơm. Xôi chiên xong phồng lên như quả bóng màu vàng ươm, cắt ra miếng xôi mỏng, thơm, ăn rất ngon. Du khách có thể ăn xôi phồng chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn ngon miệng. Ngoài ra, khách du lịch đến với Chợ Mới còn có cơ hội ăn xôi phồng chiên cùng với gà quay. Điểm đặc biệt ở đây là gà được nuôi thả vườn, thịt dai và ngọt, được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà. Chắc hẳn, ai đã một lần được thử món xôi phồng Chợ Mới sẽ khó quên mùi vị khi rời xa mảnh đất này.
-------------------8. CHÈ THỐT NỐT
Chè thốt nốt sóng sánh trong nước cốt dừa là một đặc sản của An Giang. Người Châu Đốc, An Giang thường mời khách món nước thốt nốt mát lạnh, cũng từ thứ “cơm thốt nốt” đặc biệt này. Nấu chè thốt nốt đơn giản, chỉ cần nấu tan đường thốt nốt để có vị ngọt vừa phải, khuấy nước cốt dừa cho được hỗn hợp sền sệt rồi cho cùi thốt nốt vào. Món ăn sẽ ngon hơn nếu cho thêm thạch dừa vào cùng khi thưởng thức. Chè thốt nốt tuyệt vời nhất khi được thưởng thức lạnh. Cái béo ngậy của cốt dừa quyện chặt lấy cái dẻo, mềm của cùi thốt nốt, ăn rất thú vị.
LIỆU NHỮNG MÓN ĂN NÀY ĐÃ ĐỦ SỨC THUYẾT PHỤC ĐỂ BẠN XÁCH BALO LÊN VÀ ĐI THƯỞNG THỨC MIỀN ĐẤT AN GIANG CHƯA ???
Nguồn : Tổng hợp
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá.